Mỹ và Iran : Hố chiến tranh quân sự cận kề

Ngày: 25/06/2019 lúc 09:41AM

Giới quan sát lo ngại những lời cảnh báo “lạnh người”của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Iran có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa hai nước.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran lên cao đỉnh điểm khi ngày 22/7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani có những phát ngôn đe dọa lẫn nhau. Giới quan sát lo ngại những lời cảnh báo “lạnh người” của hai nhà lãnh đạo có thể dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Tuy nhiên, tấn công quân sự có phải giải pháp tối ưu khi mà hậu quả nó gây ra là không thể đo lường được?

Tại sao Tổng thống Donald Trump gửi cảnh báo “lạnh người” đến Iran?

Trong thông báo viết bằng chữ hoa trên trang Twitter cá nhân hôm 22/7 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã giận dữ tuyên bố nếu Iran đe dọa Mỹ thêm một lần nữa, nước này sẽ “phải gánh chịu hậu quả mà ít người trong lịch sử từng phải trải qua”. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani thông báo trước giới ngoại giao rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với "mẹ của các loại chiến tranh" nếu gây hấn với Iran, đồng thời khẳng định Tehran sẽ chiến thắng Washington.

Theo giới quan sát, có 3 nguyên nhân khiến ông Donald Trump đưa ra những lời cảnh báo đanh thép đối với Iran. Cây bút Colin Kahl và Vipin Narang của tờ Bưu điện Washington cho rằng, Tổng thống Trump có lẽ đã nhận ra bài học sai lầm từ thỏa thuận của ông đối với Triều Tiên. Bây giờ ông cho rằng đối thoại một cách cứng rắn sẽ giúp giảm căng thẳng và khiến đối phương làm những điều Mỹ muốn.

Tuy nhiên, hai nhà phân tích trên cho rằng chính sách này sẽ chỉ gây leo thang căng thẳng, gia tăng sức ép, các biện pháp trả đũa lẫn nhau và mối đe dọa quân sự. Nếu đây là lý do thực sự khiến nhà lãnh đạo Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn với Tổng thống Iran Rouhani thì ông sẽ không có được kết quả như mong muốn.

Giả thiết thứ 2 là Tổng thống Donald Trump muốn đánh lạc hướng công chúng và giới truyền thông khỏi cuộc gặp Thượng đỉnh chính thức đầu tiên với Tổng thống Nga Putin hôm 16/7. Trong cuộc họp báo sau hội nghị, Tổng thống Trump đã đứng về phía Tổng thống Putin khi ông Putin bác bỏ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. Ông Trump sau đó đã phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ chính giới Mỹ, trong đó có cả các thành viên Đảng Cộng hòa. Nhiều người cho rằng đây là chính sách ngoại giao tồi tệ nhất của ông Trump trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống.  Và như vậy, với việc hướng sự chú ý vào Iran, ông Trump có thể làm tạm lắng “cơn bão chính trị” nổi lên tại nước Mỹ sau cuộc gặp này.

Lý do thứ 3, được phần lớn những người ủng hộ chính sách đối ngoại của ông Trump đưa ra, là thông điệp cứng rắn đối với Iran thực chất là một phần của kế hoạch đàm phán dài hạn. Ông Matthew Kroenig, chuyên gia nghiên cứu Iran tại Hội đồng Atlantic ở Washington cho biết: “Mục tiêu của chính quyền Tổng thống Donald Trump là gia tăng sức ép đối với Iran để buộc nước này phải tái đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân tốt hơn. “Các điều khoản tốt hơn sẽ đòi hỏi nhiều sức ép hơn. Phát ngôn đanh thép trên Twitter của ông Trump cùng các biện pháp trừng phạt cứng rắn đều nằm trong khuôn khổ chiến lược sâu rộng này”.

Điều gì xảy ra nếu Mỹ tung đòn quân sự đối với Iran?

Bất chấp các giả thiết nêu trên, dư luận vẫn lo ngại những lời đe dọa giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Rouhani có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Cần phải nhắc lại rằng, phát động một cuộc chiến đối với Iran là ý tưởng từng nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật bảo thủ tại Mỹ và thậm chí cả các thành viên trong nội các của ông Trump.

Trước khi phục vụ cho chính quyền ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã công khai kêu gọi tiến hành không kích vào cơ sở hạt nhân của Iran. Trong bài viết đăng tải trên tờ New York Times 2015, ông John Bolton cho biết: “Mỹ không cần thực hiện một cuộc tấn công phá hủy mọi cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran. Chỉ cần phá vỡ các liên kết chủ chốt trong chu trình nhiên liệu hạt nhân cũng đủ để khiến Iran từ bỏ chương trình hạt nhân”.

Nhìn chung, những người ủng hộ chiến dịch quân sự chống lại Iran đã đề xuất tiến hành chiến dịch không kích giới hạn, nhằm vào “trung khu đầu não” của chương trình hạt nhân Iran. Các mục tiêu chính đề cập đến trong đề xuất là các cơ sở hạt nhân tại Fordow, Natanz và Arak. Tại những cơ sở này, Iran đã giảm hoặc dừng toàn bộ hoạt động hạt nhân, theo thỏa thuận với nhóm P5+1. Tuy nhiên, một khi Iran tái khởi động chương trình hạt nhân, các cơ sở đó tất yếu sẽ hoạt động trở lại và thành mục tiêu đầu tiên trong cuộc tấn công của Mỹ.

Theo giới phân tích, không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran chỉ tạm thời làm gián đoạn chương trình hạt nhân, còn để phá hủy hoàn toàn năng lực hạt nhân của nước này đòi hỏi một chiến dịch quân sự quy mô lớn.  Trước hết, Mỹ phải phá hủy hệ thống phòng không của Iran, gồm máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không, để đảm bảo không kích chính xác mục tiêu và ngăn cản Iran thực hiện hành động đáp trả gây thiệt hại nghiêm trọng cho phía Mỹ. Ông Robert Farley, chuyên gia tại Đại học Kentucky cho rằng: “Mỹ phải huy động máy bay ném bom tầm xa, máy bay không người lái, tàu sân bay, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm”.

Hơn nữa, các cuộc không kích cần phải nhắm vào một loạt mục tiêu rộng lớn hơn, chứ không chỉ giới hạn ở những cơ sở sản xuất hạt nhân của Iran. Chuyên gia Robert Reardon, thuộc tập đoàn RAND cho rằng vấn đề thực sự là các nhà máy sản xuất máy li tâm của nước này. Hiện vẫn chưa rõ Iran có bao nhiêu nhà máy sản xuất máy li tâm.

------------------------------------------

Hỗ trợ mở tk và tư vấn chiến lược VIP 
Đăng kí tại : 
- Link: https://goo.gl/forms/EwZdbzG8dG4Nvef73
- Link tele : https://t.me/psiforexinvest

Trần Linh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục