Phân tích thị trường ngày 21/08/2020

Ngày: 21/08/2020 lúc 21:56PM

Bất chấp số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng 1.1 triệu, chỉ số Dow tương lai tăng khi cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn tăng, giá vàng cũng phục hồi từ mức đáy. Trên thị trường hàng hóa, triển vọng kinh tế ảm đạm cộng với việc thanh lý các hợp đồng dầu thô hết hạn vào ngày hôm qua đã khiến giá dầu chịu áp lực.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào doanh số bán lẻ của Anh, cùng với chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất trong tháng 8 của EU. Cho đến nay, như chúng tôi đã ghi nhận, kết quả dữ liệu được dự báo sẽ tốt hơn trước đây. Do đó, nếu thực sự kết quả đạt được kỳ vọng của thị trường, tỷ giá EUR/USD và GBP/USD có cơ hội tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu sắp tới của Mỹ, đó là chỉ số PMI sản xuất Markit và doanh số bán nhà hiện tại.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức dộ quan trọng

06:30 CPI tháng 7 của Nhật Bản ***
13:00 Doanh số bán lẻ trong tháng 7 của Anh ***
14:30 PMI sản xuất & dịch vụ trong tháng 8 của Đức **
15:00 PMI sản xuất & dịch vụ trong tháng 8 của EU **
15:30 PMI sản xuất & dịch vụ trong tháng 8 của Anh **
19:30 Doanh số bán lẻ của Canada **
20:45 PMI sản xuất Markit trong tháng 8 của Mỹ ***
21:00 Doanh số bán nhà hiện tại trong tháng 7 của Mỹ **
Đàm phán Brexit (Cho đến ngày 21/8) ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1915/1.1940
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1815/1.1790

Tỷ giá EUR/USD đóng cửa ở mức cao hơn khi các nhà hoạch định chính sách của ECB bày tỏ sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế và dữ liệu thất nghiệp tăng cao. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu PMI dịch vụ sản xuất trong tháng 8 của EU. Dữ liệu được kỳ vọng sẽ tốt hơn trước đây. Do đó, tỷ giá có khả năng vượt qua ngưỡng kháng cự 1.1915/1.1940. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi chỉ số PMI sản xuất Markit trong tháng 8 của Mỹ, nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường thì tỷ giá EUR/USD sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.1815/1.1790.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3265/1.3310
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3180/1.3145

Tỷ giá GBP/USD đang ổng định và giữ vững xu hướng tăng. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung doanh số bán lẻ của Anh và tiến trình đàm phán Brexit. Nếu các cuộc đàm phán vẫn bế tắc, thì nó sẽ được chuyển sang tuần sau. Vì vậy, tỷ giá GBP/USD có khả năng giảm xuống mức hỗ trợ 1.3180/1.3145. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số PMI sản xuất Markit của Mỹ. Nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của GBP/USD nếu kết quả dữ liệu đạt được kỳ vọng của thị trường.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7215/0.7240
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7160/0.7135

Mặc dù kết quả PMI sản xuất của Úc thấp hơn kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Úc lại tốt hơn trước đây, cho nên, đồng đô la Úc giữ vững được xu hướng tăng. Nếu tỷ giá phá vỡ và đóng cửa trên 0.72, nó sẽ phục hồi lên mức 07215/0.7240.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.20/106.55
Ngưỡng hỗ trợ: 105.55/105.30

USD/JPY mất đà phục hồi do lợi suất trái phiếu của Mỹ thấp hơn. Hơn nữa, Nhật Bản đã công bố dữ liệu CPI trong hôm nay, dữ liệu đã không đạt được như kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, PMI sản xuất của Nhật Bản tốt hơn trước đây. Bên cạnh đó, chính trị của Mỹ đang bất ổn và gói viện trợ dịch bệnh đang bị chậm trễ đã khiến cho đồng đô la Mỹ suy yếu. Vì vậy, tỷ giá USD/JPY có thể sẽ chịu áp lực và giảm xuống mức hỗ trợ. Tuy nhiên, USD/JPY vẫn có cơ hội tăng giá nếu kết quả dữ liệu PMI sản xuất Markit của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3230/1.3260
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3150/1.3130

USD/CAD giảm do chính trị của Mỹ đang bất ổn và sự chậm trễ trong gói viện trợ COVID-19 đã làm đồng USD suy yếu. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến doanh số bán lẻ trong tháng 6 của Canada, dữ liệu được dự đoán sẽ tốt hơn kỳ trước. Tuy nhiên, sự biến động của USD/CAD đã phản ánh cho kỳ vọng của dữ liệu, cho nên, USD/CAD có cơ hội tăng trở lại và tăng lên mức kháng cự do giá dầu thô đang chịu áp lực. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên tập trung vào chỉ số PMI sản xuất Markit tháng 8 của Mỹ.

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.15/43.68
Ngưỡng hỗ trợ: 41.89/41.34

Triển vọng kinh tế ảm đạm đã khiến giá dầu chịu áp lực, cộng với việc thanh toán các hợp đồng tương lai dầu thô đã hết hạn vào ngày hôm qua cũng tác đọng tiêu cực đến giá dầu. Tuy nhiên, chỉ số PMI sản xuất toàn cầu trong tháng 8 sẽ được công bố và nó có thể quyết định xu hướng của dầu thô. Nếu các kết quả đạt được như kỳ vọng của thị trường thì giá dầu thô có cơ hội tăng vọt.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1955/1968
Ngưỡng hỗ trợ: 1925/1912

Giá vàng phục hồi từ đáy khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng 1.1 triệu và gói viện trợ COVID-19 của Mỹ đang chậm trễ. Hôm nay, trọng tâm của thị trường là dữ liệu PMI sản xuất trên toàn cầu và PMI sản xuất Markit của Mỹ. Nếu kết quả đạt kỳ vọng của thị trường, thì giá vàng sẽ giảm về mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28057/28160
Ngưỡng hỗ trợ: 27545/27460

Mặc dù số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng 1.1 triệu, nhưng chỉ số Dow tương lai vẫn tăng khi cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn tăng. Về mặt kỹ thuật, mô hình bullish hammer đã hình thành trong khung thời gian D1 và nó cho thấy một tín hiệu tăng giá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên tập trung vào dữ liệu PMI sản xuất Markit trong tháng 8 của Mỹ vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua kỳ vọng của thị trường, thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội kiểm tra mức kháng cự.

Martin Lam

BitForex Support
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục