TIN TỨC VỀ GIÁ VÀNG VÀ TỶ GIÁ NGOẠI TỆ NGÀY 22/11

Ngày: 22/11/2019 lúc 10:50AM

Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường thế giới treo cao cho dù Mỹ và Trung tiếp tục căng thẳng. Nền kinh tế Mỹ vẫn phát đi các tín hiệu khá tích cực.

Đồng USD treo cao do thế giới bất ổn ở nhiều nơi và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết bác bỏ ý tưởng lãi suất chuẩn xuống mức âm. Tín hiệu từ Fed cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ dường như không vội vàng điều chỉnh lãi suất bất cứ lúc nào sớm.

Tháng 10, Fed đã cắt giảm lãi suất lần thứ ba kể từ tháng 7, nhưng báo hiệu rằng họ sẽ đi theo một lập trường trung lập trong tương lai. Lập trường của Fed là điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ triển vọng tăng trưởng vừa phải, thị trường lao động mạnh và lạm phát gần mục tiêu 2%.

Đồng bạc xanh tăng cho dù Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa các loại tiền tệ khác và tăng dự trữ trong “bóng tối” của mình, giảm dự trữ bằng đồng USD. Tốc độ đa dạng hóa sang các loại tiền tệ khác được dự báo có thể sẽ tăng nhanh chóng.

Theo một khảo sát mới, chỉ số triển vọng của các nhà sản xuất từ khu vực Philadelphia (Mỹ) tăng khá mạnh so với tháng liền trước. Cụ thể, chỉ số này tăng từ mức 5,6 điểm tháng trước lên 10,4 điểm trong tháng 11, cao hơn khá nhiều so với mức dự báo 7 điểm.

Giá vàng thế giới chịu áp lực giảm sau khi khảo sát cho thấy chỉ số triển vọng của các nhà sản xuất từ khu vực Philadelphia (Mỹ) tăng khá mạnh so với tháng liền trước. Cụ thể, chỉ số này tăng từ mức 5,6 điểm tháng trước lên 10,4 điểm trong tháng 11, cao hơn khá nhiều so với mức dự báo 7 điểm.

Vàng còn giảm do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Fed đã bác bỏ ý tưởng đưa lãi suất chuẩn xuống mức âm như mong muốn của Tổng thống Donald Trump với nhiều lần kêu gọi Fed thực hiện trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường tài chính thế giới còn nhiều biến động do vậy giá vàng không suy giảm nhiều.

Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về Hong Kong, qua đó làm dấy lên lo ngại việc này có thể ảnh hưởng xấu đến đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Giới đầu tư cũng lo lắng về tương lai của đặc khu hành chính Hong Kong, về vị thế đặc biệt của khu vực này.

Theo Reuters, với những diễn biến mới cùng với sự cứng rắn của tổng thống Mỹ Donald Trump, thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” có khả năng sẽ không được hoàn tất trước cuối năm nay. Trước đó, ông Trump cho biết, ông không thấy bị áp lực phải đi đến thỏa thuận và sẽ tăng thuế hơn nữa đối với hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh.

Nếu các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc diễn ra không thuận lợi thì Mỹ sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như dự kiến và việc hoàn tất thỏa thuận thương mại giữa hai nước có thể kéo dài sang năm 2020.

Trở ngại lớn đầu tiên chính là việc phía Trung Quốc muốn một thỏa thuận có lợi và linh hoạt nếu quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, khi đó Trung Quốc có thể ngừng mua nông sản Mỹ, thay vì cam kết mua 50 tỷ USD đậu tương, thịt lợn và các loại nông sản khác từ Mỹ như ông Trump từng bật mí.

Trong khi đó, Mỹ sẽ không nhượng bộ về vấn đề thuế quan nếu Trung Quốc không tăng cường quy phạm việc bảo vệ bản quyền tri thức và Trung Quốc phải ngừng thúc ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Một số khảo sát gần đây cho thấy, khả năng để có một thỏa thuận “ngừng bắn vĩnh viễn” cho cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể xảy ra trong năm 2020 tới.

 

Trần Linh
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục